tu dong alaska | realtek rtl8139 family pci fast ethernet nic | abc amber vcard converter | pesedit 2012 | download nero 6 | download nero |
(NLĐO) - Dù đường đến Bản Giốc xa xôi vạn dặm và còn nhiều khó khăn nhưng hãy cứ đi, bạn sẽ đến. Đến để biết biên giới không phải là nơi hoang vu, cách trở, ở đó có một dòng thác mà bất cứ người dân nào cũng có thể tự hào rằng đẹp nhất Việt Nam.Thác Bản Giốc nhìn từ trên cao
Toàn cảnh thác Bản Giốc gồm thác chính và thác phụ (thác cao). Ảnh: H. Lân
Thác Bản Giốc gây ấn tượng sâu đậm với tôi từ thời tiểu học. Tôi không nhớ trong sách tập đọc thời đó thác Bản Giốc được miêu tả như thế nào, chỉ nhớ thác qua bức hình đen trắng in trong sách: Rộng, nhiều tầng, nhiều dải nước buông xuống một dòng sông rộng, bên trên là núi cao trùng điệp…
Lúc đó, trong đầu đứa trẻ quê mùa, tôi chỉ nghĩ, bọn trẻ con ở đó chắc là sướng lắm đây, ngày nào cũng ra đứng dưới mấy dải nước trắng xóa đó… tắm cho đã, kiểu như tắm vòi hoa sen vậy.
Tôi cũng không nhớ thác nằm ở đâu, chỉ nhớ cô giáo dạy, thác xa lắm, nằm ở tuốt miền Bắc, giáp với Trung Quốc, cách quê tôi đến mấy ngàn cây số.
Ở miền Nam, đồng rộng cò bay thẳng cánh, đồi núi còn hiếm, nói chi đến thác. Vậy nên, Bản Giốc đối với tôi khi đó xa vời lắm, mơ còn chưa thấy nói chi đến chuyện tới đó để được chụp hình rồi… tắm cho đã.
Lớn lên, tôi cũng có điều kiện đi đây đi đó, cũng thăm thú nhiều thác nổi tiếng, đẹp mê hồn ở Tây Nguyên nhưng Bản Giốc vẫn ở đâu đó lẩn quất trong giấc mơ xê dịch, giấc mơ khám phá tận cùng thiên nhiên kỳ thú của đất nước mình.
Rồi vào một ngày đẹp trời của mùa thu Việt Bắc, Bản Giốc không còn nằm trong sách, nằm trong ký ức xa vời của tuổi thơ, nó hiện lên trước mắt tôi , ầm ào tuôn nước, làm rộn rã cả một vùng biên ải hoang vu.
Những người nông dân đang gặt lúa, xa xa, Bản Giốc buông mình
Các thành viên CLB Du Khảo TPHCM trong chuyến thăm thác Bản Giốc vào tháng 10-2011. Ảnh: H. Lân
Thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn và cũng là đường biên giới Việt – Trung, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách TP Cao Bằng khoảng 80 Km.
Với phương tiện là xe máy, xuất phát từ TP Cao Bằng từ sáng sớm nhưng phải mất đến nửa ngày trời chúng tôi mới tới nơi. Đèo dốc quanh co lại có nhiều nơi bị sạt lở, đang thi công nên khá nguy hiểm. Đã vậy, trời càng về trưa, nắng càng gay gắt, đường đầy bụi, dằn xóc đến rêm mình. Khi ai nấy đang cắm cúi chăm chú né ổ voi, ổ gà, mặt mày căng thẳng thì chợt một người trong đoàn hét to "thác kìa…"
Cả đoàn tấp vào lề, khi tiếng động cơ xe máy vừa tắt là tiếng nước đổ ầm ào cũng vang lên dù chỗ chúng tôi đứng cách thác đến cả cây số.
Bây giờ đang là mùa gặt, lúa vàng ươm trên những thửa ruộng. Bên trên, núi đồi xanh ngắt. Và ở giữa hai cái vàng xanh đó, Bản Giốc hào hứng đổ những dải nước trắng nuột nà xuống dòng sông Quây Sơn cũng xanh biếc một màu ngọc bích.
Sau khi gởi xe, chúng tôi đi lần xuống chân thác. Con đường quanh co qua một cánh đồng nhỏ. Ở đó, người nông dân đang gặt lúa, cảnh trí thanh bình và đẹp như tranh vẽ.
Càng gần thác, cái nắng trưa càng dịu lại bởi những hạt nước nhỏ li ti được thổi tung, bay khắp không gian.
Thác chính được phân làm hai, một nửa thác phía trái là của Việt Nam, nửa còn lại thuộc Trung Quốc
Thác phụ, còn gọi là thác cao, hoàn toàn thuộc lãnh Thổ Việt Nam
Tận hưởng cảm giác thư thả thần tiên bên Bản Giốc
Ngồi bên Bản Giốc, cảm giác thư thả thần tiên thấm vào từng chân tơ kẽ tóc. Vượt hàng ngàn cây số đường trường gió bụi để có được những giây phút quý báu đó quả là không phí chút nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét