may de ban | redtube | netcut 3.0 | standard vga graphics adapter | download speedbit video accelerator | gia lap desmume |
(PL&XH) - Con cá kỳ lạ nặng chừng 30Kg, toàn thân óng lên ánh vàng, có râu như râu rồng, hai mang cá có viền đỏ như vòng khuyên. Khi con cá này xuất hiện thì đàn cá bơi quấn xung quanh. Nhân dân nơi đây gọi là cá chúa.Này… Này… Dừng lại…
Anh muốn thần linh phạt hả?
Bước lên ngay…!!!
Tôi giật mình quay lại, cô gái Mường nhìn tôi rồi đỏ mặt quay đi…
Thần linh phạt… Dù là một kẻ không mấy tin ở những chuyện thần linh nhưng câu nói đầy cương nghị của cô gái làm tôi chợt giật mình, buông vội chú cá nặng gần chục Kg trên tay ra giữa một bầy cá đông vô kể đang quẩn quanh dưới chân, tôi nhảy vội lên bờ... Tò mò, tôi bắt chuyện với cô gái Mường xinh đẹp tên Mai và bắt đầu hành trình đi tìm dấu tích truyền thuyết kỳ thú về Tứ Phủ Long Vương cùng câu chuyện đi tìm cá chúa đầy màu sắc huyền bí quanh suối cá thần Lương Ngọc.
Suối cá thần Lương Ngọc và câu chuyện truyền thuyết huyền bí
Suối cá thần Cẩm Lương là một điểm du lịch nguyên sơ đầy kỳ thú với không gian sinh thái thanh bình. Giữa núi rừng là một dòng suối trong vắt, hiền hòa. Khác với những dòng suối thông thường, dòng suối này được bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Trường Sinh với chiều dài chưa đầy 150m, mực nước mùa mưa cũng như mùa khô chỗ sâu nhất cũng chỉ chừng 60cm, nước trong vắt. Điều kỳ lạ là dòng suối là nơi cự ngụ của đàn cá hàng nghìn con mỗi con nặng trung bình từ 5 đến 7Kg trở lên.
Đàn cá đông đến hàng nghìn con (ảnh BQL thắng cảnh suối cá thần Lương Ngọc cung cấp)
Suối cá thần Lương Ngọc thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy không chỉ là thắng cảnh hấp dẫn du khách đến đây. Mà đối với người dân bản địa đây còn là nơi mang yếu tố tâm linh bởi quanh sự khởi sinh của suối cá thần có những câu chuyện truyền thuyết nhuốm màu sắc hư ảo cùng những dấu tích của truyền thuyết vẫn còn lại với thời gian.
Mai đưa tôi vào đền thờ Tứ Phủ Long Vương mới được nhân dân dựng lại ngay bên bờ suối thắp một nén hương rồi đưa tôi đi tìm dấu tích còn lại của truyền thuyết về suối cá thần…
Đền thờ Tứ Phủ Long Vương mới được phục dựng bên bờ suối Ngọc
Truyền thuyết kể lại rằng… Vào thuở khai thiên lập địa, nơi đây là nơi cư ngụ của bản Mường. Rồi một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, quanh năm không có mưa, cỏ cây khô héo, ruộng nương nứt nẻ, nhân dân không trồng cấy được rơi vào cảnh túng quẫn. Trong bản, có hai vợ chồng già hiếm muộn. Một hôm bà cụ đi rừng và nhặt được quả trứng lạ. Cụ đưa về nhà cho gà ấp. Kỳ lạ thay quả t rứng nở ra một con rắn thân xanh đen, miệng rắn mầu đỏ, mình rắn nhưng miệng giống miệng cá chép, có mầu đỏ lại có râu như râu rồng.
Hai vợ chồng ông lão sợ hãi đưa con rắn vào thả trong rừng. Nhưng con rắn cứ bò theo họ về nhà. Rồi dần dần con rắn trở thành một thành viên trong gia đình, hàng ngày quấn trên xà nhà. Thấy ông bà lão đi làm về thì trườn ra đón .
Cho đến một đêm, trời bỗng nổi cơn giông lớn, trời tối sầm, mưa ào ạt trút xuống, sấm chớp nổ vang cả vùng trời. Cả bản Mường vui mừng bởi sau cả năm hạn hán mới có mưa. Sáng ra khi ông bà lão thức giấc thì không thấy con rắn đâu nữa. Khi người dân hồ hởi ra đồng thì thấy xác một con giao long lớn nổi trên mặt nước. Nhận ra đó là con rắn kỳ lạ trong nhà ông bà lão hiếm muộn. Người dân đem chôn ở chân núi Trường Sinh.
Đêm hôm đó, già bản nằm mơ thấy thần linh hiện về báo mộng. Giao long mà dân bản vừa chôn chính là con rắn thiêng ở nhà ông bà lão hiếm muộn. Chính Giao long đã dùng tính mạng của mình làm mưa cứu dân bản, sau khi chết được thượng đế phong thần hiệu Tứ Phủ Long Vương.
Già bản đem chuyện giấc mộng kể cho cả bản biết. Dân bản đã lập một đền thờ ở chân núi Trường Sinh ngay cạnh nơi chôn xác Giao long. Điều kỳ lạ, nơi người dân chôn xác Giao long biến thành một dòng suối trong vắt. Con suối bắt nguồn từ trong lòng núi, hướng gối đầu của xác Giao long. Nước suối chảy quanh năm không bao giờ cạn. Và trong lòng suối xuất hiện đàn cá trông như cá chép, đầu, vây và miệng cá màu đỏ, có râu như râu rồng. Đàn cá đông đến hàng nghìn con. Trọng lượng trung bình mỗi con ước chừng từ 5 đến 7 Kg.
Đàn cá trông như cá chép, đầu, vây và miệng cá màu đỏ, có râu như râu rồng
Cũng từ đó, dòng suối mang lại nguồn nước cho bản làng trồng cấy. Cây cối tốt tươi, bản làng no ấm.
Điều rất kỳ lạ là giữa đàn cá hàng nghìn con, người dân nơi đây nhiều lần thấy xuất hiện một con cá khác hẳn so với những con cá vốn thường thấy. Con cá này nặng chừng 30Kg, toàn thân óng lên ánh vàng, hai mang cá có viền đỏ như vòng khuyên. Khi con cá này xuất hiện thì đàn cá bơi quấn xung quanh. Nhân dân nơi đây gọi là cá chúa. Từ khi ngôi đền cũ bị đánh sập đến nay, cá chúa rất ít xuất hiện. Cứ năm nào cá chúa xuất hiện thì năm đó khí hậu ôn hòa, nhân dân được mùa hơn hẳn các năm khác.
Những năm 2000 ghềnh đá gần suối bị sập từ đó đến nay không thấy cá chúa xuất hiện nữa. Dấu tích của cá chúa cũng còn là một bí ẩn không chỉ với khách du lịch mà còn cả với người dân bản địa.
Du khách đến đây ai cũng mong một lần được nhìn thấy cá chúa
Mang theo câu chuyện truyền thuyết, Mai đưa tôi đi tìm cụ Đức, năm nay đã 84 tuổi, người già nhất bản Ngọc để tìm hiểu về ngôi đền thiêng và dấu ấn của truyền thuyết. Cụ cho biết, cụ cũng không biết truyền thuyết này có từ bao giờ. Nhưng ngôi đền thờ Tứ Phủ Long Vương đã được xây dựng từ thế kỷ thứ XI. Đền thờ đã có các đạo sắc phong: 2 đạo sắc phong thời Lê và 1 đạo sắc phong vào thời Vĩnh Tộ và thời Cảnh Hưng, 1 đạo sắc vào thời Nguyễn của vua Khải Định năm thứ 8 (1924). Đềnđã nhiều lần được trùng tu lại, lần trùng tu mới nhất vào năm 1928. Trải qua mưa nắng và bom đạn chiến tranh, đền đã bị đánh sập vào năm 1962. Theo thời gian, các đạo sắc phong cũng bị thất lạc. Hiện nay người dân đã tiến hành phục dựng một ngôi đền mới ngay cạnh bờ suối. Còn dấu tích ngôi đền cũ thì đã bị dây rừng và cây cối phủ kín.
Leo qua những mỏm đá tai mèo lởm chởm, tua tủa những dây rừng chừng 200m, bàn chân tứa máu, bước chân tôi như bị dây rừng kéo lại. Mai nhễ nhại mồ hôi cười kéo tôi đến một sườn đá. Đây chính là dấu tích của đền thờ Tứ Phủ Long Vương từ xưa còn sót lại. Mỏm đá cũ nền móng của ngôi đền thờ Tứ Phủ Long Vương xưa nằm cách tả ngạn con suối chừng 200m đã bị dây rừng và cây cối phủ kín, chỉ còn lại một mỏm đá tương đối bằng phẳng với rêu phong phủ đầy dấu tích của thời gian.
Chúng tôi trở về bên bờ suối. Mai chỉ tay lên lưng chừng núi Trường Sinh nói, đó chính là động Cây Đăng. Trong lòng động có ngách duy nhất vào lòng núi Trường Sinh nơi phát nguồn của suối cá thần này. Nhìn theo hướng chỉ của cô gái Mường, trong tôi lóe lên ý nghĩ phải khám phá lòng hang núi để tìm dấu vết khởi nguồn của con suối chứa đựng nhiều bí ẩn và thực hư cá chúa ở suối cá thần Lương Ngọc.
Kỳ 2: Giải mã những bí ẩn quanh câu chuyện về suối cá thần
Văn Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét