Du lịch bắc trung nam
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013
Xem ảnh của Phạm trên Facebook.
|
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
Châu Á sẽ ra sao nếu kinh tế châu Âu đổ vỡ?
Với việc Hy Lạp vẫn chưa thoát khỏi bất ổn, Tây Ban Nha đối mặt với chi phí vay nợ cao nguy hiểm, không ít người đang tự hỏi nếu đổ vỡ xảy ra tại châu Âu, quốc gia nào tại châu Á sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất…
Trong khi đó tình hình khó khăn với Tây Ban Nha (TBN) dường như đang lên cao. Trong phiên đấu giá trái phiếu đêm qua, quốc gia này đã phải chấp nhận trả cho nhà đầu tư mức lãi suất 5,07% đối với trái phiếu kì hạn 12 tháng và 5,11% cho kỳ hạn 18 tháng, tăng 2 điểm % so với lần đấu giá cách đây 1 tháng.
Đây là những mức lãi suất ngắn hạn cao kỷ lục kể từ khi đồng Euro ra đời. Lãi suất cho trái phiếu kỳ hạn dài hơn của nước này cũng đã vượt 7%. Rõ ràng niềm tin của các nhà đầu tư vào kinh tế TBN đang ngày càng giảm sút. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu đổ vỡ, kéo theo các nước khác trong EU? Và châu Á sẽ bị tác động ra sao?
Kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính thế giới 2008 cho thấy, mặc dù toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng khi kinh tế thế giới chao đảo, mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ gắn kết về thương mại và tài chính của mỗi quốc gia với thế giới cũng như sự sẵn sàng về dự trữ ngoại hối, một công cụ giúp NHTW và chính phủ có thể tung ra các chương trình cắt giảm lãi suất.
Nhìn chung, các nước châu Á có nhiều dư địa hơn phương Tây trong việc thực hiện các chính sách kích thích chi tiêu chính phủ và hạ lãi suất. Dù vậy kể từ năm 2008 đến nay, đã có không ít thay đổi và một số nước, đáng chú ý là Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối diện bất ổn.
"Như đã từng thấy trong vụ ngân hàng Lehman, một khi hệ thống tài chính toàn cầu bị chao đảo, không ai có thể tránh khỏi tác động của nó", Richard Jerram, kinh tế trưởng của Bank of Singapore trả lời tờ Wall Street Journal.
Trong bối cảnh đó, một khi Hy Lạp không thể đáp ứng các cam kết và từ bỏ đồng Euro, hoặc EU không thể đáp ứng yêu cầu cứu trợ của Tây Ban Nha và Italia, các cổ phiếu và tiền tệ các nước châu Á sẽ trượt dốc, các tuyến đường biển sẽ thưa thớt tàu trở hàng trong khi các khoản vay cho cá nhân và doanh nghiệp bị hạn chế. Hậu quả cuối cùng là kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Các nền kinh tế dựa nhiều nhất vào xuất khẩu như: Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất nếu kinh tế EU đổ vỡ. Hiện kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc với các mặt hàng như ôtô, điện thoại…chiếm tới 50% GDP. Với Đài Loan, tỉ lệ này còn lên tới 70%.
"EU vẫn còn là thị trường xuất khẩu lớn của các nước trong khu vực và không thể dễ dàng thay thế, ít nhất là trong ngắn hạn", Sanjay Mathur, nhà kinh tế của ngân hàng Hoàng gia Scotland nói. Bên cạnh đó, các nền kinh tế dựa nhiều vào nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài cùng vốn FDI cũng sẽ bị tác động.
Theo ước tính của IMF, trong giai đoạn khủng hoảng 2008, cứ mỗi 1% vốn cho vay bị các ngân hàng nước ngoài rút khỏi châu Á, các ngân hàng trong nước sẽ phải rút đi 0,6% tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và các nhà xuất khẩu.
Là các trung tâm tài chính, Singapore và Hong Kong là những nơi có mối gắn kết chặt chẽ nhất với các ngân hàng EU và sẽ chứng kiến sự sa thải nhân công lớn trong ngành này. Trong khi đó, dư nợ hiện tại của Malaysia với các ngân hàng châu Âu chiếm tới 20% GDP, một mức cao trong khu vực. Trung Quốc, một nước có hệ thống tài chính khá khép kín, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.
Một số nền kinh tế gắn kết chặt nhất về thương mại và tài chính vẫn có khá nhiều công cụ để ngăn chặn đà suy giảm. Hong Kong và Singapore vẫn đang bơm nhiều vốn để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp trụ vững. Một số quốc gia khác đã có những bước đi tích cực sau khủng hoảng 2008 để giúp họ bớt bị tác động nếu tình hình xấu đi.
Sau khi chứng kiến hệ thống tài chính chao đảo và đồng nội tệ mất giá tới 50% trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, Hàn Quốc giờ đây đã củng cố dự trữ ngoại hối. Hệ thống ngân hàng của nước này cũng lệ thuộc ít hơn vào các nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài. Thái Lan lại chọn cách tăng lương tối thiếu và thu nhập của nông dân để bảo vệ các hộ gia đình nếu xuất khẩu sụt giảm.
Dù vậy, nhiều quốc gia châu Á khác lại không có nhiều lựa chọn như ở thời điểm 2008 và 2009. Hiện Nhật Bản đang lúng túng với mức nợ công lên tới 200% GDP cũng như không còn dư địa cho các chính sách tiền tệ sau khi lãi suất đã ở mức cực thấp. Ngân hàng trung ương nước này cũng đã tung ra nhiều chương trình mua trái phiếu lớn. Ngoài ra, Nhật Bản cũng lo ngại đồng Yên có thể tăng giá, làm cho xuất khẩu sụt giảm cùng lúc với nhu cầu từ châu Âu đối với hàng hóa nước này suy yếu.
Ấn Độ hiện cũng dễ bị ảnh hưởng hơn năm 2008 do thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức cao hơn. Điều đó có nghĩa là hệ thống tài chính nước này cần nhiều vốn hơn từ nước ngòai để trụ vững. Một khi thị trường toàn cầu chao đảo, Ấn Độ sẽ khó có được nguồn vốn đó.
Bên cạnh đó nợ chính phủ cũng đã lên cao khiến chính quyền New Delhi gặp trở ngại trong việc triển khai các gói kích thích. NHTW nước này thì đang mắc kẹt giữa đà tăng trưởng chậm và lạm phát kéo dài, khiến việc cắt giảm lãi suất cũng khó thực hiện. Dự trự ngoại hối của Ấn Độ cũng mỏng hơn thời điểm 2008.
Với Việt Nam, quốc gia này hiện đang gặp nhiều khó khăn do kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao (dù gần đây lạm phát đã giảm tốc). Nhưng không giống như Ấn Độ, Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu sang châu Âu, vốn chiếm tới 13% GDP. Các ngân hàng nước này đang chịu gánh nặng từ việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong năm 2009, khiến cho việc thực hiện các chương trình kích thích mới khó hiệu quả.
Trung Quốc, với dự trữ ngoại hối lớn có thể tung ra các gói kích thích mới, lại vừa khẳng định họ có thể không muốn tăng trưởng quá nhanh mà sẽ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nếu Trung Quốc không kích thích tăng trưởng, điều đó có nghĩa là các quốc gia láng giềng khó được hưởng lợi, trong đó có nhiều nước xuất khẩu hàng hóa như Australia và Malaysia.
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
Bài toán rợn người trong... sách lớp 1
Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012
Bí quyết ‘giấu nghề’ của bà chủ bún Huế trên đất Hà Thành
dang ha van |thue nguoi be trap|lang cam
Món ngon ở Hà Nội có nhiều, người xứ khác đến đây mang theo đặc sản quê hương cũng không ít. Qua một người bạn giới thiệu, tôi được biết một quán Huế khá có tiếng ở phố Tô Hiến Thành (Hà Nội). Món Huế không còn xa lạ với nhiều người, nhưng sau vài lần ăn thử, tôi tin hương vị thịt nướng ở đây cực kỳ đặc trưng kiểu Huế. Bên cạnh bún thịt nướng cùng kha khá đặc sản, tôi chắc mẩm chủ quán ắt hẳn là người gốc cố đô. Tìm hiểu ra mới hay, bà chủ là một phụ nữ Bắc Kỳ trăm phần trăm.
Miếng ngon nhớ lâu
Cô Nguyễn Thị Xuân Hương – bà chủ kiêm đầu bếp chính của quán kể về cái duyên đến với ẩm thực Huế khá tình cờ: "Một lần vào thăm cô em gái làm dâu Huế, tôi cùng em gái dừng chân bởi mùi thịt nướng quá quyến rũ ở một quán ăn nhỏ. Hai chị em dừng chân ăn và rồi nghiền luôn từ đó".
Món ngon xứ Huế thôi thúc người phụ nữ đất Bắc quyết học cho bằng được để đem về đãi gia đình khi trở ra Hà Nội. Cô chủ quán người Huế có duyên bữa ấy đã truyền lại bí quyết cho người chị Bắc kỳ, không chỉ riêng công thức làm món bún thịt nướng, mà là cả kho nghệ thuật ẩm thực với đủ món từ bánh khoái, bánh ướt, nem lụi, bún bò giò heo…
Ra Hà Nội, cô Hương mang "đồ nghề" ra làm chiêu đãi cả nhà. Cô nhớ lại: "Cả hai đứa con cô đều tấm tắc khen ngon. Thỉnh thoảng mang chiêu đãi bạn bè, cũng được mọi người phản hồi tích cực. Hai cậu con trai tôi (khi ấy mới học cấp ba) đã thủ thỉ động viên: 'Mẹ mở hàng ăn đi, con dẫn bạn con đến ăn, đảm bảo bán đắt hàng' và thế là tôi quyết định mở quán làm thật".
Các nguyên liệu chuẩn bị cho món bún thịt nướng. |
Thất bại là mẹ thành công
Kể lại thời kỳ khó khăn, thậm chí phải nếm mùi vị thất bại, thành quả ngày hôm nay là mồ hôi và công sức suốt 5 năm tất tả kinh doanh của người phụ nữ này.
Cô Hương kể: "Làm nghề bán hàng ăn uống, quan trọng nhất là phải đồ ăn ngon, thứ nữa là biết chiều ý khách hàng. Bởi vậy, có đầu bếp tốt nhưng nếu không có người quản lý, phục vụ tốt thì cũng khó mà tồn tại được".
Quán được mở ra từ năm 2008, ở số 3 Tô Hiến Thành với biển hiệu Tùng Hương. Nhưng thực tế, từ 5 năm trước, cách đó hai số nhà, tại số 1 Tô Hiến Thành, vẫn bà chủ ấy đã mở quán và phải đóng cửa sau 4 tháng không tìm được người quản lý.
Năm năm sau, vẫn phố đó, đi thêm hai số nhà, cô Hương quyết tâm mở quán lần nữa. Lần này, để tránh rủi ro như lần trước cô thuê cùng một bác bán phở, vừa đỡ chi phí, mà mình lại chưa có nhiều khách hàng.
"Buổi sáng bác ấy bán phở, trưa tôi dọn bán bún thịt nướng. Có đứa cháu quen, nhanh nhẹn lại chưa có việc, tôi nhận phụ tôi làm quản lý quán luôn. Cứ như vậy dần dần, tiếng lành đồn xa, làm ăn khấm khá hơn, tôi tính chuyện tìm mặt bằng rộng hơn để bán. Năm 2009, quán chuyển qua phố Mai Hắc Đế nhưng chỉ được một năm, chủ nhà thấy làm ăn được đòi tăng giá thuê, lại lo chuyển về chỗ cũ ở Tô Hiến Thành. Làm kinh doanh, thuận buồm xuôi gió thì mừng, không thì phải biết thích nghi và khắc phục khó khăn mới trụ lại được", cô tâm sự.
"Năm 2009, quán chuyển qua 81 Mai Hắc Đế. Nhưng chỉ được một năm, chủ nhà thấy làm ăn được đòi tăng giá thuê, lại lo chuyển về chỗ cũ ở Tô Hiến Thành". |
Nhập gia tùy tục
Về tổng thể, bún thịt nướng Huế có sự tương đồng của bún chả Hà Nội với bún thịt nướng Sài Gòn: cũng bún, cũng thịt nướng, rau sống, chan nước sốt, nước lèo, rắc đậu phộng. Nhưng điều tạo nên sự thơm ngon, đậm đà và khác biệt, được coi là hồn tinh túy của món ăn Huế là ở chén nước lèo và công thức ướp thịt trước khi nướng.
Trong bát nước chấm của người Huế hội tụ đủ các vị chua, ngọt, bùi, cay, đắng, chát, mà theo cô Hương – chủ quán nó được làm từ hơn chục loại nguyên liệu khác nhau. Người Huế ăn nhiều cay, ngọt, bún cũng kiệm nước hơn, khác với thói quen "vừa chan vừa húp" của người Hà Nội. Bà chủ tìm cách gia giảm gia vị cho hợp với người thủ đô như bớt cay, bớt ngọt, chan thêm nhiều nước chấm nhưng loại ớt chưng ăn kèm phải chính hiệu là ớt chưng kiểu Huế.
Không chỉ tự rút kinh nghiệm và linh động thay đổi, cô Hương còn luôn quan niệm phải coi khách hàng là thước đo hiệu quả nhất sự thành công của quán, khách đông là quán còn, khách chê là quán dở. "Nếu thấy có khách hàng ăn còn dư nhiều, tôi sẽ ra hỏi họ món ăn hôm nay ra sao. Nếu là vì họ đã ăn trước đó nên không ăn thêm được thì không sao. Nhưng nếu là do món chưa ngon, tôi sẵn sàng nếm lại đồ trong bát của khách để đánh giá".
Hai năm trở lại đây, kinh tế khó khăn hơn, nhiều công ty rời khỏi khu trung tâm nên khách công sở quen cũng mất đi ít nhiều, chưa kể chi tiêu của người dân bớt lại, các loại chi phí lại đắt đỏ hơn. Trước hoàn cảnh đó, cô Hương nghĩ cách nhận đặt và giao hàng, đưa thêm món mới cho thực đơn: bánh ướt Huế (đổi thành phở cuốn cho khách Hà Nội dễ hiểu), bánh khoái Huế (đổi thành bánh xèo), và mới nhất là nem lụi Huế.
Bánh Khoái Huế (quán đổi tên là Bánh Xèo cho dễ hiểu), bánh chiên vàng với vỏ bột nhân thịt, tôm, giá, chấm nước lèo và ăn cùng với rau sống, bánh tráng. |
Bí quyết: Giấu nhân viên nhưng sẽ truyền cho người có tâm
Công việc cho một ngày của cô Hương bắt đầu từ sáng sớm. Là người kỹ tính nên cô chuẩn bị nguyên liệu rất cẩn thận: rau sống, hành tỏi mua ở chợ Long Biên, bánh ướt đặt ở nơi làm bánh phở Ngũ Xã, thịt lợn nhập của người quen ở Vĩnh Phúc, chưa kể gia vị Huế (mắm ruốc Huế, mắm ngon, gia vị khô…) được chủ quán đích thân đặt ở Huế mang ra mỗi tháng một lần.
Quán tuy nhỏ nhưng khá đông khách, nhờ nằm ở khu trung tâm (lối rẽ từ phố Huế sang Tô Hiến Thành). Vào giờ ăn trưa, quán tất bật với đa phần là khách công sở, ngồi chật khu tầng trệt (6 bàn, mỗi bàn 2-4 người), gác xép (4 bàn) và ra cả vỉa hè (2 bàn). Tan sở khách quen đến quán cùng bạn bè cũng khá đông.
Quán đông nên cần một nhân viên quản lý và đến năm nhân viên chạy bàn (bưng đồ, trông xe, rửa bát) nhưng đầu bếp chính vẫn chỉ một tay bà chủ lo từ đầu chí cuối.
Cô Hương bật mí, riêng với việc tẩm ướp thịt và chế nước lèo cũng là cả một nghệ thuật đảm bảo cho sự tồn tại của quán: "Cô em gái người Huế giữ bí quyết như vật báu, vì duyên mà trao cho tôi, thì tôi cũng phải giữ vật báu ấy cẩn thận. Bởi thế mà có đến sáu nhân viên nhưng chính tôi phải tự tay làm món, làm xong nếu còn thừa cũng phải lẳng lặng giấu đi".
Càng ngạc nhiên hơn khi được hỏi về chuyện truyền nghề, "giữ" kỹ vậy nhưng cô Hương lại tâm sự: "Hai con trai tôi cũng đều đang đi du học hoặc đi làm, chúng có thể kinh doanh giúp mẹ, nhưng mình phải trao bí quyết cho người có tâm. Nếu cậu quản lý hiện tại (một người cháu quen, quản lý quán từ ngày đầu) có tâm huyết, có thể tôi sẽ truyền lại cho cậu ấy".
Về hướng phát triển, trước mắt, cô Hương dự định làm thêm món bún bò giò heo và nem tai. Cô cũng đang tìm địa điểm mới khang trang rộng rãi hơn. Xa hơn, nếu tìm được người quản lý tốt, cô tính mở thêm cơ sở nữa ở khu Cầu Giấy. Nhưng dù có hai ba cơ sở chăn nữa thì tự tay bà chủ vẫn là đầu bếp chính, giữ cho được cái hồn, cái cốt của món ăn.